Arbitrum là một trong những dự án Layer-2 nổi bật nhất trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi nền tảng này vừa airdrop cho người dùng và sẽ được các sàn lớn list vào 23/03. Sau những gì Optimism (đối thủ cạnh tranh của Arbitrum) đã làm được, thì không có gì lạ khi nhiều người rất kỳ vọng vào Arbitrum (ARB). Vậy cụ thể Arbitrum là gì? ARB coin là gì? Liệu Arbitrum (ART) có xứng đáng để đầu tư dài hạn? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Arbitrum – ARB coin là gì, nên đầu tư không?
- Arbitrum là một giải pháp mở rộng layer 2 cho Ethereum, sử dụng công nghệ Optimistic Roll Up.
- Token của Arbitrum là ARB, sẽ được list trên các sàn giao dịch lớn vào ngày 23/3.
- So với đối thủ cạnh tranh là Optimism, Arbitrum bảo mật, an toàn và tốc độ nhanh hơn.
- Hiện tại, Arbitrum (ARB) đang xếp thứ 4 về giá trị TVL trên toàn thị trường, và đứng đầu TVL trong lĩnh vực Layer-2.
- Arbitrum sở hữu đội ngũ mạnh, có nhiều nhà đầu tư lớn, cộng đồng mạnh mẽ.
- Nhìn chung, Arbitrum là một dự án tốt và nhiều tiềm năng để bạn có thể đầu tư dài hạn.

- 8 lời khuyên nhất định phải đọc khi đầu tư Bitcoin và các Altcoin
- Vòng quay Bitcoin – Altcoin – USD lấy hết tiền từ trader ra sao?
- Chiến lược Trade Rùa bò dành cho các trader coin
- Đầu tư qua cái nhìn của một trader tiền mã hóa
- Thời điểm Minsky là gì ?
Arbitrum (ARB) là gì?
Để hiểu rõ Arbitrum là gì, trước hết bạn cần phải hiểu về các giải pháp Layer-2. Ethereum là một nền tảng hợp đồng thông minh lớn nhất hiện nay, nhưng nó bị hạn chế trong một số lĩnh vực, vì vậy các giải pháp lớp 2 tồn ra đời để khắc phục những điểm yếu của nó. Và Arbitrum là một dự án như vậy.
Arbitrum là giải pháp Layer 2 mở rộng của Ethereum, sử dụng công nghệ Arbitrum Rollup (được cải tiến từ Optimistic Rollup) nhằm giải quyết các vấn đề về xử lý giao dịch (chi phí, tốc độ) cho chuỗi Layer-1.
Đội ngũ phát triển phía sau Arbitrum là OffchainLabs và gần đây họ cũng đã mua lại đội ngũ phát triển Ethereum POS. Đây là động thái cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của hệ sinh thái này. Hiện tại, các sản phẩm chính được xây dựng là Arbitrum One và Arbitrum Nova trong đó:
- Arbitrum One tập trung vào DeFi và các công cụ liên quan
- Arbitrum Nova tập trung vào mảng Social và NFT
Arbitrum lên kế hoạch sẽ cung cấp 3 giải pháp mở rộng là: Rollup (OPU), Channels, Sidechains.
- State Channels: Yêu cầu người dùng gửi Snapshot trạng thái của Ethereum vào một Multi-sign Contract. Trạng thái này sẽ chứa dữ liệu quan trọng như số dư của địa chỉ. Một hệ thống như vậy cho phép thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) miễn phí với tính hoàn thiện tức thì và quyền riêng tư cao cấp.
- Sidechains: Các blockchain độc lập với các quy tắc đồng thuận độc lập của riêng chúng, nơi các giao dịch Ethereum có thể được chuyển đến một cách có giám sát để giảm gánh nặng cho mạng chính Ethereum.
- Rollups: Rollup là một loại giải pháp mở rộng Layer 2 cho phép “Roll” các giao dịch trên sidechain thành một block tổng hợp duy nhất và ghi lên Ethereum blockchain. Điều này cho phép dữ liệu giao dịch trên layer 2 có sẵn trên layer 1 bất cứ lúc nào cần thiết để xác thực quá trình chuyển đổi trạng thái.

TOP 7 SÀN GIAO DỊCH TIỀN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN VÀ AN TOÀN
1. SÀN BINANCE: Đăng Ký Tại Đây
2. SÀN GATE.IO: Đăng Ký Tại Đây
3. SÀN KUCOIN: Đăng Ký Tại Đây
4. SÀN MEXC: Đăng Ký Tại Đây
5. SÀN BYBIT: Đăng Ký Tại Đây
6. SÀN BINGX: Đăng Ký Tại Đây
7. SÀN REMITANO: Đăng Ký Tại Đây
Điểm đặc biệt của Arbitrum – ARB coin là gì?
Nhờ vào công nghệ như vậy, nên Arbitrum được tận hưởng rất nhiều ưu điểm, khiến nhiều nhà phát triển lựa chọn Arbitrum làm điểm đến. Có thể kể đến:
- Tương thích hoàn toàn với máy ảo của Ethereum (EVM): trải nghiệm giống với trải nghiệm khi làm việc với các smart contract trên L1 và tương thích với các công cụ ETH. Ngoài ra, Arbitrum có thể thực thi EVM code trực tiếp, thậm chí không cần phải biên dịch lại các smart contract.
- Thời gian rút tiền trên Arbitrum cũng thấp hơn các giải pháp Rollup khác (Arbitrum là tầm 1 ngày, trên Optimism tầm 1 – 2 tuần). Dự án đang tiếp cận một số giải pháp khác để giảm thời gian rút tiền xuống thấp hơn (Connext).
- Xử lý giao dịch nhanh hơn. Ngày nay, mạng Ethereum hoạt động dưới 15 đến 20 TPS, một con số tương đối thấp. Mạng Arbitrum trình bày một ngăn xếp công nghệ khả thi để tăng vọt hiệu suất của Ethereum. Phân tích cho thấy rằng nó có thể xử lý thuận tiện khoảng 40.000 TPS.
- Phí giao dịch thấp hơn. Một tỷ lệ đáng kể những người xác thực cần xác nhận tính xác thực của giao dịch trước khi giao dịch đó có thể được thực hiện trên Ethereum. Điều này dẫn đến tình trạng tồn đọng lớn trong mempool, chỉ có một vị trí nhỏ được xử lý trên mỗi phiên bản. Do đó, một số nhà giao dịch thường thêm các khoản phí bổ sung vào phí gas thông thường của họ, làm tăng chi phí giao dịch Ethereum. Mạng Arbitrum cung cấp tùy chọn rẻ hơn. Theo Nansen , một công ty phân tích dữ liệu Web3, phí trung bình hàng ngày trên Arbitrum là 0,2 đô la, so với 6,5 đô la cho Ethereum.

Trong các giải pháp mở rộng Layer 2 cho Ethereum, có khá nhiều giải pháp nổi bật, nhưng ở thời điểm hiện tại thì Polygon là cái tên nổi bật nhất, và Polygon cũng đã tận dụng điều này vô cùng tốt. Hơn nữa, Trong số các giải pháp mở rộng Optimistic Roll-up, Arbitrum và Optimism được xem là 2 giải pháp dẫn đầu về thị phần và cả người dùng.
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Arbtrium – ARB coin là gì cũng điểm nổi bật của nó, thì dưới đây là bảng so sánh 3 dự án Layer-2 nổi bật nhất:

Cò thể thấy, Arbitrum không phải là blockchain Layer-2 duy nhất sử dụng Optimistic Roll Up để tăng khả năng mở rộng trên mạng Ethereum. Nó có một đối thủ cạnh tranh chính, đó là Optimism. Cả hai đều sử dụng Optimistic Roll Upđể tăng tốc quá trình giao dịch trên Ethereum. Tuy nhiên, có một số khác biệt cơ bản giữa hai, đó là như sau.
- Để giải quyết vấn đề giao dịch không chính xác, Arbitrum sử dụng bằng chứng gian lận nhiều vòng và được thực hiện ngoài chuỗi. Trong khi đó, Optimism sử dụng bằng chứng gian lận một vòng. Hệ thống chứng minh gian lận nhiều vòng của Arbitrum mạnh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn hệ thống chứng minh gian lận một vòng của Optimism.
- Mặc dù cả Arbitrum và Optimism đều tương thích với EVM (Máy ảo Ethereum). Khi xây dựng dApps trên hệ sinh thái của mình, Arbitrum có máy ảo Arbitrum Virtual Machine (AVM), trong khi Optimism sử dụng EVM. Đó là lý do tại sao Arbitrum hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình do EVM biên soạn, chẳng hạn như Solidity, Flint, LLLL, Vyper, Yul và các ngôn ngữ khác, trong khi Optimism chỉ hỗ trợ Solidity.
Hệ sinh thái Arbitrum phát triển ra sao?
Theo dữ liệu thống kê từ ArbiProject, trên Arbitrum hiện tại đã có hơn 328 dự án khác nhau, trong số đó phần lớn là các dự án DeFi. Có thể thấy, Arbitrum được cho là người kế thừa sáng giá nhất của Ethereum thời điểm hiện tại của Ethereum.
Người dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng Layer 2 ngày một nhiều, và gần đây Arbitrum đã lần đầu tiên vượt chính Ethereum về số lượng giao dịch hàng ngày. Arbitrum Bridges cũng luôn giữ vị trí thứ 2 trong các Ethereum Bridges có TVL cao nhất. Có thể thấy Arbitrum nhận được sự quan tâm của cộng đồng được coi là cái nôi của DeFi ở thời điểm này.

Các chỉ số về số lượng hợp đồng thông minh được triển khai trên Arbitrum cũng cho thấy Arbitrum là một cộng đồng nhà phát triển hoạt động năng nổ, nhiều dapp và token mới được triển khai liên tục.
So sánh với dự án đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Optimism, hoạt động của các nhà phát triển Arbitrum cũng như người dùng vẫn đang khá áp đảo.

Sự phát triển của Arbitrum, đặc biệt là trong Defi còn được thể hiện qua TVL của các dự án. Arbitrum là một trong số ít những dự án có đà tăng trưởng trở lại về TVL kể từ giữa năm 2022 và hiện đang giữ vị trí thứ 4 toàn thị trường.

GMX là dự án dẫn đầu, chiếm 28.51% tổng TVL toàn hệ, con số này nhỏ hơn các dự án ở các chain đứng hạng cao hơn như Pancakeswap (50.52%), JustLend (67.71%)… Các dự án còn lại có sự phân bổ TVL khá đều cho thấy các dự án đang có sự cạnh tranh và phát triển tương đối nóng.

Nhìn qua một số dự án nổi bật được triển khai trên Arbitrum:
– Wallet: Hệ sinh thái Arbitrum đã có khá nhiều dự án với độ da dạng lớn. Ngoài các ví thông dụng như Metamask, Trust Wallet, mạng Layer 2 này cũng hỗ trợ thêm các ví như Rainbow, Coinbase, C98,…

– Sàn phi tập trung (CEX): Đại đa số các sàn giao dịch phi tập trung trên Arbitrum đều là các Multichain Dex lớn trong thị trường như UniSwap, SushiSwap, Curve, KyberSwap,…

– Sàn giao dịch phái sinh: Arbitrum chính là thiên đường cho các dự án phát triển về giao dịch phái sinh phi tập trung – nơi mà độ nhanh và chính xác là các yếu tố được đặt lên hàng đầu. Bằng chứng là các sàn GMX, CAP, MCDEX, MYCELIUM được lan truyền trong cộng đồng tiền điện tử thời gian qua.

– RealYield: Không chỉ tập trung ở những dự án phái sinh, RealYield cũng xuất hiện ở các dự án sinh ra để tối ưu hóa thanh khoản cho cả hệ sinh thái. Điển hình như PlutusDAO, UMAMI, Yearn Finance,…

– NFT Market: Hiện nay, các sàn giao dịch NFT hỗ trợ mạng Arbitrum bao gồm OpenSea, Tofunft, Babylons, Trove,..

=> Nhìn chung, hệ sinh thái trên Arbitrum đã khá đầy đủ trên mọi phương diện, các mảnh ghép DeFi đều có những dự án đáng chú ý. TVL trên Arbitrum được phân bổ cho các dự án từ DEX, Lending, Perpetual DEX, Yield Farming… Trong đó, Perpetual DEX chắc chắn là mảng phát triển và thu hút nhiều người dùng nhất cho Arbitrum.
Tokenomics của Arbitrum (ARB) như thế nào?
Token của Arbitrum có tên ARB. Tổng cung tối đa của ARB sẽ giới hạn ở mức 10 tỉ ARB. Arbitrum sử dụng ETH làm đơn vị trả phí và token native của nó sẽ được dùng cho quản trị và hỗ trợ grant cho cộng đồng (giống như Optimism). Token ARB sẽ được phân bổ như sau:
- 42.78% – 4.278 tỉ: Arbitrum DAO treasury
- 26.94% – 2.694 tỉ: Đội ngũ phát triển Offchain Labs+ Advisors
- 17.53% – 1.753 tỉ: Nhà đầu tư của Offchain Labs
- 11.62% – 1.162 tỉ: Người dùng của Arbitrum (airdrop cho người dùng thông qua ví cá nhân)
- 1.13% – 113 triệu: DAOs được xây dựng trên Arbitrum (airdrop vào ví của DAO treasury)

Theo số liệu từ Dune, sẽ có 11,62% tổng cung token sẽ được cung cấp và lượng ARB trung bình các ví nhận được là 1,859, chứng tỏ Arbitrum đã rất hào phóng trong đợt airdrop này. Đây là một con số không hề nhỏ khi so sánh với các đợt airdrop lớn trước đây như Optimism airdrop #1 hay Aptos đề không vượt quá con số 5%. Nhưng xem xét trên góc độ tokenomic, một số nhà đầu tư cảm thấy không hài lòng với hướng đi này của Arbitrum.
Nhìn một cách tổng quan, phân bổ token của Arbitrum sẽ không thiên về cộng đồng user và đối tượng builder dự án như Optimism. Bên cạnh đó, nguồn cung của Arbitrum không giới hạn và sẽ tiếp tục nở theo thời gian (với mức cam kết không quá 2% mỗi năm).
Đội ngũ, nhà đầu tư, cộng đồng của Arbitrum
– Đội ngũ sáng lập:
Nhóm đằng sau Arbitrum mang một lý lịch ấn tượng. Trụ sở của họ tại New York, các thành viên đều có kinh nghiệm trải dài từ Phó CTO Hoa Kỳ tại Nhà Trắng và Cố vấn cấp cao cho Tổng thống (Ed Felten) đến đồng tác giả của cuốn sách giáo khoa hàng đầu về tiền điện tử – Bitcoin và Công nghệ tiền điện tử ( Steve Goldfeder ). Ngoài ra, nhiều nhân viên khác cũng là những người đam mê tiền điện tử và có nhiều kinh nghiệm cần thiết.

- Steven Goldfeder là Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Offchain Labs, nhóm đứng sau Arbitrum. Anh ấy đã nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton, nơi anh ấy tập trung vào mật mã và tiền điện tử. Ông là đồng tác giả của cuốn sách giáo khoa lớn về tiền điện tử, Bitcoin và Công nghệ tiền điện tử.
- Ed Felten là Nhà đồng sáng lập và Nhà khoa học trưởng của Arbitrum. Ông được biết đến với tư cách là Giáo sư Khoa học Máy tính và Quan hệ Công chúng của Đại học Princeton và là Giám đốc sáng lập của Trung tâm Chính sách Công nghệ Thông tin của Princeton.
- Harry Kalodner là Đồng sáng lập và CTO của Arbitrum. Ông là ứng cử viên Tiến sĩ (Tiến sĩ Triết học) tại Đại học Princeton, nơi ông làm việc với giáo sư Arvind Narayanan. Nghiên cứu của ông tập trung vào kinh tế tiền điện tử, tính ẩn danh và khả năng tương thích khuyến khích. Ông đã tạo ra BlockSci, một công cụ nghiên cứu tiền điện tử và mô phỏng kỹ thuật khai thác Bitcoin.
– Nhà đầu tư:
Arbitrum cũng là một dự án đáng gờm khi thu hút được rất nhiều nhà đầu tư lớn. Nhà thầu phát triển chính của Arbitrum là Offchain Labs, đã nhận được tổng cộng 123,7 triệu đô la trong ba vòng cấp vốn từ năm 2019 đến 2021.

- Seed round 2019: Pantera Capital và các nhà đầu tư khác đã dẫn đầu vòng gọi vốn trị giá 3,7 triệu USD trong giai đoạn này. (Bên cạnh đó còn có Compound VC, Raphael Ouzan of Blocknation, Jake Seid, và những người giấu tên).
- Seed round năm 2021: bao gồm loạt A vào tháng 4 năm 2021 và loạt B vào tháng 8 năm 2021: Offchain Labs đã công bố vòng gây quỹ trị giá 120 triệu đô la do Lightspeed Venture Partners đứng đầu. Các nhà đầu tư khác của Offchain Labs bao gồm tỷ phú và người dẫn chương trình Shark Tank Mark Cuban, cũng như Polychain Capital, Redpoint Ventures, Pantera Capital và Alameda Research, Ribbit Capital.
– Nhà đầu tư: Arbitrum (ARB) là một dự án hiếm hoi đã xây dựng được một cộng đồng rất lớn, ngay cả khi nó chưa có token. Hiện nay, kênh Twitter của họ 626,9 ngàn người theo dõi, và lượng tương tác luôn rất cao – Một điều mà rất nhiều dự án lâu năm còn chưa đạt được.
Nếu muốn cập nhật thêm những thông tin về Arbitrum, bạn co thể theo dõi thêm:
- Check info dự án tại: https://barracuda.io/arbitrum
- Check tăng trưởng hệ sinh thái (TVL), các mảnh ghép defi hiện tại trên Arbitrum ở https://defillama.com/chain/Arbitrum
- Follow các kênh offcial twitter của Arbitrum tại: https://twitter.com/arbitrum
- Follow core devs: https://twitter.com/OffchainLabs
Arbitrum (ARB coin) – Có xứng đáng để đầu tư?
Mình đã từng review nhiều dự án tiền điện tử, nhưng đối với Arbitrum, mình khẳng định rằng đây là một dự án vô cùng tốt và tiềm năng phát triển dài hạn và vô cùng lớn. Nó sở hữu quá nhiều ưu điểm:
- Thứ 1: Tổng giá trị bị khóa (TVL) hiện đứng top đầu trong các Layer 2. Mặc dù nó ra mắt khá trễ, chỉ từ 09/2021, nhưng dữ liệu của nó đã vượt trên mong đợi và vượt mặt cả những đối thủ cạnh tranh có tiếng, điển hình là Polygon.
- Thứ 2: Arbitrum đang có lợi thế vượt trội về công nghệ so với các dự án cùng phương pháp mở rộng là optmistic rollup, Arbitrum hiện đang có thể mở rộng đến 40,000 tps, nhanh hơn Ethereum khoảng 15 đến 30 lần với mức phí dao động từ $0.3 – $0.5. Nếu so với đối thủ hiện tại Optimism thì chỉ 2,000 tps với mức phí $0.6 – $0.9 và chuỗi mẹ Ethereum với mức phí $5-$10.
- Thứ 3: Xu hướng DeFi 2.0 (real yield) đang bùng nổ và dẫn đầu là các protocol trên Arbitrum như $GMX, $DPX và sắp tới sẽ có thêm $GNS, $BTRFLY cho thấy tiềm năng của việc dòng tiền có thể đổ về hệ sinh thái khi xu hướng được hưởng ứng.
- Thứ 4: Arbitrum sở hữu một dàn Backer và supporter vô cùng hùng mạnh, bên cạnh đó là một hệ sinh thái phát triển toàn diện với lượng active user cao kỷ lục trong thời gian gần đây. Điều này cho thấy Arbitrum đủ khả năng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí còn có thể giữ vững vị trí top đầu Layer-2
Mặc dù vậy, cũng có một số thách thức nhỏ dành cho Arbitrum. TVL là một cách hợp lý để đo lường dấu ấn DeFi của blockchain. Nhưng để đánh giá liệu chúng nó có thực sự KHỎE hay không, cần đi sâu nhiều hơn. Mặc dù Arbitrum có gần 150 giao thức trên mạng, nhưng một lượng lớn trong TVL của DeFi của Arbitrum đang hình thành từ GMX (GMX). Mặc dù một số chain khác cũng có sự chênh lệch như vậy, nhưng vấn đề ở chỗ – GMX (GMX) là một trong những dự án tiền điện tử được thổi phồng nhiều nhất trong thời gian qua, và chất xúc tác chính của nó cũng đến từ việc nó là đại diện của Arbitrum. Nhiều nhà đầu tư đã quyết định mua GMX vì đánh cược vào sự phát triển của Arbitrum (lúc đó, Arbitrum chưa có token). Vì vậy, GMX có rủi ro hệ thống đối với Arbitrum. Tuy nhiên, mức độ rủi ro đến từ GMX này nên dừng ở mức suy đoán, vì tính tới hiện tại GMX vẫn là một sàn DEX với nhiều ưu điểm và thu hút được nhiều người dùng). Hơn nữa, đã có nhiều dự án tốt được phát triển trên Arbitrum và cũng đang tăng trưởng từng ngày. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn nữa trong tương lai cho Arbitrum, khi GMX không còn là “độc tôn” của Arbitrum nữa.
Ngoài ra, thời gian gần đây đang rổ lên xu hướng zkEVM, và nhiều dự án zkEVM đang rục rịch ra mắt, nên điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến thị phần của các dự án Optimistic Roll Up như Optimism và Arbitrum. Nhưng với 2 nâng cấp BedRock cùng Nitro, có thể thấy cả 2 nền tảng này đều có thể có khả năng dịch chuyển sang cơ chế zk-Rollups nếu cần thiết. Đây có thể được xem là một biện pháp phòng hộ, giúp chúng vừa đảm bảo được lợi thế người đi trước, thu hút trước một lượng lớn dòng tiền và dự án, mà vẫn đảm bảo được khả năng chuyển dịch linh hoạt trong tương.
Xét cho cùng, Arbitrum (ARB) và một dự án RẤT TỐT để đầu tư dài hạn. Nhưng bạn hãy nhớ đầu tư có kế hoạch, đầu tư dài hạn, tuân theo xu hướng chung của thị trường, tránh fomo lướt sóng khi giá quá cao.
Còn bạn, bạn đã hiểu ARB coin là gì rồi chứ? Bạn đánh giá sao về Arbitrum (ARB)? Hãy chia sẻ quan điểm cho chúng mình biết với nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn đầu tư thành công.
Bạn muốn giao dịch tiền điện tử, nhưng chưa biết được sàn giao dịch nào uy tín, an toàn và thanh khoản cao… Crypto24h.org sẽ giới thiệu cho bạn 7 sàn dưới đây nhé:
7 SÀN GIAO DỊCH CRYPTO UY TÍN HIỆN NAY